Sử dụng phân bón hữu cơ xu thế tất yếu phát triển một nền nông nghiệp sạch

Sử dụng phân bón vô cơ sẽ làm thoái hóa, ô nhiễm môi trường đất, nước; đặc biệt, gây mất an toàn thực phẩm do dư lượng kim loại nặng và nitrat trong nông sản. Liên minh HTX tỉnh cũng như ngành nông nghiệp Ninh Bình đang nỗ lực đang hướng đến một nền nông nghiệp sạch, đảm bảo chất lượng nông sản và thân thiện với môi trường, câu hỏi đạt ra là làm thế nào để chuyển đổi mạnh từ sử dụng phân bón vô cơ sang phân bón hữu cơ. Đay là vấn đề cần sớm được quan tâm.

Từ năm 2018, Liên minh HTX tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai hỗ trợ một số mô hình trong đó có mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hưu cơ trên diện tích 10 ha tại HTX nông nghiệp Hợp Tiến, Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh, mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao tại HTX rau an toàn Liên Dương, Khánh Dương, HTX nông sản an toàn Đại Hoàng, HTXNN Khánh Cơ… đến nay đã mở rộng và triển khai thêm ra rất nhiều mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại HTX NN Xuân Sơn, HTX NN Đồng Xuân Tiến… có đơn vị đến nay đã là vụ thứ 3 được triển khai với điều kiện hỗ trợ 100% phân bón hữu cơ sinh học, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, cơ giới hóa khâu mạ khay, cấy máy… bước đầu mang lại hiệu quả rõ rệt.

Theo thống kê sơ bộ, đến nay sản xuất  nông nghiệp trên địa bàn tỉnh sử dụng chưa tới 10% phân bón hữu cơ trong khi đó có nhiều mô hình được hỗ trợ 100% phân bón sản xuất hữu cơ song nhiều hộ vấn sử dụng thêm phân  đạm với lý do bị chuột cắn nên phải thúc phân để cây lúa tốt lên bù lại phần sinh khối đã bị mất hoặc phân bón hữu cơ cây lúa không phát triển nhanh... tuy nhiên, việc nông dân thiếu kiến thức, sử dụng bừa bãi, thiếu cân đối các loại phân bón, đặc biệt là bón thừa đạm đang diễn ra khá phổ biến và làm thân, lá lúa non, mềm tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển và tấn công.

Thực tế, do áp lực thâm canh tăng năng suất và những tiện dụng như gọn nhẹ, tác động nhanh đến sinh trưởng cây trồng mà trong vòng 30 năm trở lại đây, nông dân Ninh Bình chủ yếu sử dụng phân bón vô cơ. Tập quán, thói quen sử dụng phân bón hữu cơ truyền thống mai một dần do loại phân bón này cồng kềnh và tác dụng chậm. Chỉ có một số ít các vùng trồng cây ăn quả, trồng rau, bà con vẫn còn duy trì việc sử dụng phân chuồng, phân có nguồn gốc thực vật để chăm bón. Còn lại trên các cây trồng khác, đặc biệt là lúa hầu như bà con chỉ sử dụng phân hóa học. 

Mỗi năm, với 100 nghìn ha cây trồng hàng năm, ước tính nông dân trong tỉnh sử dụng tới 80-90 nghìn tấn phân bón, trong đó phân vô cơ chiếm tới trên 90%. Số liệu thống kê cũng cho thấy, hiện nay, Ninh Bình mới chỉ có 2 cơ sở được cấp phép sản xuất phân bón hữu cơ là Công ty phân bón hữu cơ Tam Điệp và Công ty TNHH vôi lân Thành Lợi. Còn trên thị trường phân bón, phân bón vô cơ có tới hàng trăm tên thương phẩm của hàng chục công ty khác nhau, trong khi đó phân bón hữu cơ chỉ có hơn 10 sản phẩm của một số công ty quen thuộc như: Sông Gianh, Quế Lâm, Tiến Nông, Vedan, Minh Đức.

Theo các nhà khoa học, hiệu suất sử dụng phân bón của cây trồng chỉ đạt khoảng 40-50%, như vậy có khoảng 50-60% lượng phân bón được bón vào đất nhưng chưa được cây trồng sử dụng. Lượng phân này một phần còn được giữ lại trong các keo đất là nguồn dinh dưỡng dự trữ cho vụ sau; một phần bị rửa trôi theo nước mặt và chảy vào các ao, hồ, sông suối gây ô nhiễm nguồn nước mặt; một phần ngấm xuống tầng nước ngầm và một phần bị bay hơi do tác động của nhiệt độ hay quá trình phản nitrat hóa gây ô nhiễm không khí… 

Ngoài ra, việc sử dụng phân bón mất cân đối, lạm dụng phân bón vô cơ đã dẫn tới hàng ngàn đất nông nghiệp bị suy giảm độ phì nhiêu, bị thoái hóa nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, đá ong hóa, chua mặn hóa. Bên cạnh đó, việc lạm dụng phân bón vô cơ cũng gây mất an toàn thực phẩm (dư lượng kim loại nặng và nitrat trong sản phẩm nông nghiệp). 

Theo ngành nông nghiệp, Ninh Bình đang đặt mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp sạch, đảm bảo chất lượng nông sản và thân thiện với môi trường. Để làm được điều này cần rất nhiều các nhóm giải pháp. Trong đó, vấn đề sử dụng phân bón hữu cơ sẽ là một trong những giải pháp rất quan trọng đối với sản phẩm cây trồng. Khi sử dụng phân bón hữu cơ cho quy trình canh tác sẽ đảm bảo hiệu quả trên rất nhiều mặt, nhiều phương diện. 

Thứ nhất là đảm bảo phát huy cao nhất hiệu quả phân bón. Thứ hai nữa là đảm bảo chất lượng nông sản ở mức cao nhất nếu sử dụng phân bón hữu cơ một cách hợp lý và thỏa đáng. Thứ ba là phục hồi lại độ phì nhiều của đất và giúp bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái, tận dụng những phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, trấu, bã dứa, cây ngô, mía; phân trâu, bò, lợn, gia, cầm… áp dụng công nghệ sản xuất, cung ứng lượng phân bón hữu cơ phục vụ nội tiêu. 

Tiếp tục thực hiện mục tiêu hướng đến một nền nông nghiệp sạch, đảm bảo chất lượng nông sản và thân thiện với môi trường . Sáng ngày 25/9/2020 Liên minh HTX tỉnh phối hợp với Công ty cổ phần BIO FARM Việt Nam tổ chức hội thảo ứng dụng than tre sinh học BFV "BAMBOO BIOCHAR” trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Tại buổi hội thảo đại diện Công ty cổ phần BIO FARM Việt Nam đã trao đổi và triển khai thí điểm dự án kênh phân phối thực phẩm, nông sản an toàn, sạch, hữu cơ; sử dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp và cơ chế, chính sách tư vấn, hợp tác sản xuất, bao tiêu thụ sản phẩm nội địa và xuất khẩu…với mong muốn trong thời gian tới Công ty sẽ đồng hành cùng với trên 20 hợp tác xã tỉnh Ninh Bình tham dự hội thảo có thể triển khai thí điểm để bước đầu đánh giá hiệu quả và từ đó nhân rộng tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu nông sản đạt chuẩn an toàn, sạch, hữu cơ Ninh Bình góp phần nâng cao thu nhập, sức khỏe người dân, đẩy lùi bệnh tật.

Tuy nhiên, để tay đổi thói quen sử dụng phân bón hữu cơ cho người nông dân là cả một "cuộc cách mạng". Bởi vì thực tế những năm gần đây, Sở NN & PTNT, Liên minh HTX tỉnh cùng các ngành, chính quyền địa phương đã tuyên truyền, hỗ trợ xây dựng một số mô hình sản xuất trồng trọt theo hướng hữu cơ, bước đầu hiệu quả rất tốt. Do vậy, thời gian tới, cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp, các nhà khoa học và nông dân. Phải tăng cường tuyên truyền hướng dẫn nông dân sử dụng phân bón hiệu quả, thay đổi thói quen sử dụng phân bón vô cơ sang phân bón hữu cơ. 

Bên cạnh đó, Nhà nước cần xây dựng các cơ chế, chính sách để khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ, thúc đẩy người dân sử dụng phân bón hữu cơ, thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ, nhằm nâng cao chất lượng nông sản, phục hồi dần hệ sinh thái và môi trường, tiến tới xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp sạch, chất lượng cao, hiệu quả và bền vững./.

Tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhu cầu phân bón cho vụ hè thu ổn định, giá các chủng loại phân bón ít biến động. Lý giải về nguyên nhân phân bón giữ giá này, các chủ đại lý phân bón cho rằng, dù nhu cầu tiêu thụ đang tăng do nhiều tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL bước vào vụ sản xuất lúa hè thu 2015 nhưng giá nhiều loại phân bón vẫn có xu hướng giảm do nguồn cung dồi dào và thị trường có sự cạnh tranh giữa nhiều loại phân bón khác nhau 
 
Hơn nữa, gần đây do sức tiêu thụ phân bón không tăng mạnh như mong muốn, nhiều cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp cũng chủ động giảm giá để dễ bán hàng, nhất là đối với khách mua trả tiền ngay. So với cùng kỳ năm trước, giá nhiều loại phân bón đang thấp hơn từ 40.000 - 60.000 đồng/bao.

Tương tự tại nhiều cửa hàng vật tư nông nghiệp (VTNN) trên địa bàn TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp), hiện phân bón đạm Cà Mau giá dao động từ 375.000 - 380.000 đồng/bao (50kg), đạm Phú Mỹ giá 390.000 đồng/bao; giá các loại DAP dao động từ 530.000- 610.000 đồng/bao; kali hạt nhuyễn bột 372.000 đồng/bao; kali hạt miểng 402.000 đồng/bao; kali trắng 445.000 đồng/bao. Đối với phân urê Trung Quốc giá 350.000 đồng/bao; urê Ninh Bình 365.000 đồng/bao…

Ghi nhận tại Bình Định cũng có nhiều biến chuyển. Các năm trước, khi bước vào vụ sản xuất hè thu, thường thì giá các loại phân bón trên thị trường có sự biến động lớn, giá tăng do nông dân ồ ạt mua dự trữ để bón cho cả vụ. Tuy nhiên, trong vụ hè thu này, giá trên địa bàn tỉnh khá ổn định do nguồn cung dồi dào. Ông Trần Ngự Vũ- Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Kim Vũ Bích- kinh doanh phân bón ở thị xã An Nhơn- cho biết: Để cung ứng cho vụ sản xuất hè thu, đơn vị đã chuẩn bị được khoảng 7.000 - 8.000 tấn phân các loại, gồm: urê, ka li, DAP, SA, lân, NPK… Riêng đối với mặt hàng phân urê, gần đây, do giá phân trên thị trường thế giới giảm kéo theo giá urê trong nước cũng giảm từ 100 - 150 đồng/kg. Dự báo giá phân urê sẽ còn tiếp tục giảm trong thời gian tới do nguồn cung dồi dào và sự cạnh tranh của hàng phân bón nhập khẩu giá rẻ. Các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật hiện cũng đang giữ mức giá ổn định do nguồn nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất rất phong phú, dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt về giá giữa các công ty trong và ngoài nước.

Nhập khẩu tăng, xuất khẩu giảm

Cùng với câu chuyện giá phân bón trong nước có xu hướng giảm từ đầu năm đến nay, lượng nhập khẩu phân bón cũng tăng, đồng thời xuất khẩu giảm. Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 3/2015, cả nước đã nhập khẩu 281,2 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá 86,9 triệu USD tăng 25,3% về lượng và tăng 21,5% về trị giá so với tháng 2. Con số này nâng lượng phân bón nhập khẩu từ đầu năm đến hết tháng 3 lên 829,9 nghìn tấn, trị giá 257,3 triệu USD, tăng 6,4% về lượng và tăng 2,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014.

Ngược lại với nhập khẩu, 3 tháng đầu năm, cả nước đã xuất khẩu 164,6 nghìn tấn phân bón, trị giá 59,4 triệu USD, giảm 38,3% về lượng và giảm 36% về trị giá so với cùng kỳ, tính riêng tháng 3/2015, lượng phân bón xuất khẩu đạt 77,9 nghìn tấn, trị giá 26,5 triệu USD, tăng 187,1% về lượng và tăng 165,5% về trị giá so với cùng kỳ.


Hotline: 0913 10 12 78
Zalo: 0913 10 12 78
Facebook messenger