Vô tư xài giống lậu, hoa Đà Lạt khó xuất khẩu

TTO - Dùng giống hoa không có bản quyền đang cản đường phát triển ngành hoa, tỉnh Lâm Đồng đang có những biện pháp để nông dân tiếp cận giống có bản quyền, mở rộng hơn xuất khẩu.

Những câu chuyện nạn nhân và thủ phạm của nạn giống lậu được thảo luận nhiều tại tọa đàm "Tình hình thực hiện bản quyền giống hoa tại Lâm Đồng" do Sở KH-CN tỉnh Lâm Đồng phối hợp Hiệp hội Hoa Đà Lạt tổ chức ngày 15-8.

Khó xuất khẩu vì giống lậu

Ông Võ Quốc Huy (nông dân P.12, Đà Lạt) trồng hoa đã hơn 20 năm tại Đà Lạt cho rằng thói quen của nông dân khi trồng hoa là đến cửa hàng bán giống, chọn giống nào đẹp, đúng nhu cầu thị trường. "Nếu bắt lỗi thì phải bắt lỗi trại giống vì họ chịu trách nhiệm nhập, sao chép và bán".

Câu chuyện của ông Huy là thực tế phổ biến tại Đà Lạt. Ông Nguyễn Văn Bảo - phó tổng giám đốc Công ty Dalat Hasfarm - cho biết doanh nghiệp cũng là nạn nhân của xâm phạm bản quyền giống. 

"Năm 2010, đơn vị tôi bắt đầu sản xuất cúc calimero. Đây là giống mới hoàn toàn đơn vị được độc quyền kinh doanh. Năm 2011, 1,3 triệu cành cúc được xuất sang Nhật Bản. Đến năm 2014 chúng tôi bán thử 1,4 triệu cành ở Việt Nam, chỉ 2 năm sau, khi thủ tục bảo hộ tại thị trường Việt Nam chưa tiến hành xong thì loại cúc này được bán tràn lan... Bộ phận pháp lý của chúng tôi rất vất vả để ngăn chặn" - ông Bảo nói.

Ông Đặng Bảo Vinh (nông dân P.12, Đà Lạt) nhìn nhận câu chuyện mà ông Bảo nêu ra bằng cả sự áy náy của người nông dân: "Tôi cũng trồng hoa calimero mà không hề biết có va chạm như vậy. Nông dân chúng tôi cần giống hoa có bản quyền, đẹp, đúng thị hiếu nhưng hiện không biết phải giải quyết nhu cầu này ở đâu? Nói thiệt, ai bán chúng tôi mua".

Ông Lại Thế Hưng - chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng - cho biết giống hoa lậu có đường đi bắt đầu từ những trại giống tư nhân. Các trại giống này mỗi năm bán ra thị trường khoảng 45 triệu cây giống hoa. Đa số là giống không có bản quyền, phần còn lại là bản quyền đã hết thời hiệu bảo hộ. 

Theo ông Hưng, 90% giống sao chép là do các trại giống nhập tiểu ngạch, do đó nông dân mua về trồng không thể xuất khẩu cũng như không thể bán cho các cơ sở xuất khẩu.

Hỗ trợ dân thôi xài hàng lậu

Theo thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng, vùng hoa Đà Lạt nhập hơn 50 triệu USD giống hoa/năm. Do thiếu nguồn cung chính ngạch nên nông dân chủ yếu dùng giống do đối tác liên kết cung cấp hoặc nhập tiểu ngạch. 

Trong một trao đổi mới đây, ông Nguyễn Văn Sơn - giám đốc Sở NN&PTNT Lâm Đồng - cho rằng không chủ động giống có bản quyền khiến nông dân lệ thuộc vào đối tác liên kết, khiến lợi nhuận giảm. Vì lệ thuộc, nông dân cũng không thể đa dạng việc xuất khẩu.

Cũng theo ông Sơn, mỗi năm Đà Lạt xuất khẩu hơn 3 tỉ cành hoa (chiếm 10% sản lượng). Nếu lượng nông dân sử dụng giống có bản quyền tăng lên thì tỉ lệ hoa xuất khẩu cũng sẽ tăng lên, dự kiến có thể lên đến 5 tỉ cành/năm trong 5 năm tới.

Ông Nguyễn Thanh Minh - tổng thư ký Hiệp hội Giống cây trồng Việt Nam - cho biết các thông tin pháp lý về bản quyền giống đã có trên cổng thông tin của Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT. Đà Lạt phải có phương án cung cấp thông tin rộng rãi cho người dân và hướng dẫn họ tiếp cận.


Tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhu cầu phân bón cho vụ hè thu ổn định, giá các chủng loại phân bón ít biến động. Lý giải về nguyên nhân phân bón giữ giá này, các chủ đại lý phân bón cho rằng, dù nhu cầu tiêu thụ đang tăng do nhiều tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL bước vào vụ sản xuất lúa hè thu 2015 nhưng giá nhiều loại phân bón vẫn có xu hướng giảm do nguồn cung dồi dào và thị trường có sự cạnh tranh giữa nhiều loại phân bón khác nhau 
 
Hơn nữa, gần đây do sức tiêu thụ phân bón không tăng mạnh như mong muốn, nhiều cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp cũng chủ động giảm giá để dễ bán hàng, nhất là đối với khách mua trả tiền ngay. So với cùng kỳ năm trước, giá nhiều loại phân bón đang thấp hơn từ 40.000 - 60.000 đồng/bao.

Tương tự tại nhiều cửa hàng vật tư nông nghiệp (VTNN) trên địa bàn TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp), hiện phân bón đạm Cà Mau giá dao động từ 375.000 - 380.000 đồng/bao (50kg), đạm Phú Mỹ giá 390.000 đồng/bao; giá các loại DAP dao động từ 530.000- 610.000 đồng/bao; kali hạt nhuyễn bột 372.000 đồng/bao; kali hạt miểng 402.000 đồng/bao; kali trắng 445.000 đồng/bao. Đối với phân urê Trung Quốc giá 350.000 đồng/bao; urê Ninh Bình 365.000 đồng/bao…

Ghi nhận tại Bình Định cũng có nhiều biến chuyển. Các năm trước, khi bước vào vụ sản xuất hè thu, thường thì giá các loại phân bón trên thị trường có sự biến động lớn, giá tăng do nông dân ồ ạt mua dự trữ để bón cho cả vụ. Tuy nhiên, trong vụ hè thu này, giá trên địa bàn tỉnh khá ổn định do nguồn cung dồi dào. Ông Trần Ngự Vũ- Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Kim Vũ Bích- kinh doanh phân bón ở thị xã An Nhơn- cho biết: Để cung ứng cho vụ sản xuất hè thu, đơn vị đã chuẩn bị được khoảng 7.000 - 8.000 tấn phân các loại, gồm: urê, ka li, DAP, SA, lân, NPK… Riêng đối với mặt hàng phân urê, gần đây, do giá phân trên thị trường thế giới giảm kéo theo giá urê trong nước cũng giảm từ 100 - 150 đồng/kg. Dự báo giá phân urê sẽ còn tiếp tục giảm trong thời gian tới do nguồn cung dồi dào và sự cạnh tranh của hàng phân bón nhập khẩu giá rẻ. Các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật hiện cũng đang giữ mức giá ổn định do nguồn nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất rất phong phú, dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt về giá giữa các công ty trong và ngoài nước.

Nhập khẩu tăng, xuất khẩu giảm

Cùng với câu chuyện giá phân bón trong nước có xu hướng giảm từ đầu năm đến nay, lượng nhập khẩu phân bón cũng tăng, đồng thời xuất khẩu giảm. Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 3/2015, cả nước đã nhập khẩu 281,2 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá 86,9 triệu USD tăng 25,3% về lượng và tăng 21,5% về trị giá so với tháng 2. Con số này nâng lượng phân bón nhập khẩu từ đầu năm đến hết tháng 3 lên 829,9 nghìn tấn, trị giá 257,3 triệu USD, tăng 6,4% về lượng và tăng 2,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014.

Ngược lại với nhập khẩu, 3 tháng đầu năm, cả nước đã xuất khẩu 164,6 nghìn tấn phân bón, trị giá 59,4 triệu USD, giảm 38,3% về lượng và giảm 36% về trị giá so với cùng kỳ, tính riêng tháng 3/2015, lượng phân bón xuất khẩu đạt 77,9 nghìn tấn, trị giá 26,5 triệu USD, tăng 187,1% về lượng và tăng 165,5% về trị giá so với cùng kỳ.


Hotline: 0913 10 12 78
Zalo: 0913 10 12 78
Facebook messenger