KỸ THUẬT LÀM BÔNG VÀ NUÔI TRÁI SẦU RIÊNG

KỸ THUẬT LÀM BÔNG VÀ NUÔI TRÁI SẦU RIÊNG

1. QUY TRÌNH TẠO MẦM HOA

- Để phân hóa mầm hoa :

+ Cây sầu riêng đòi hỏi phải cần giảm lượng nước tưới tối thiểu giảm ẩm độ tạo điều kiện khô hạn giúp cây kích thích phân hóa mầm hoa.

+ Yêu cầu thời gian khô hạn kéo dài ít nhất là 10-14 (Miền Tây) , 15-20 (Tây Nguyên) ngày, cây sầu riêng mới có thể phân hóa mầm hoa. Thời gian khô hạn ngắn cây sầu riêng ra hoa ích trổ hoa không đều chăm sóc cây khó khăn về sau.

- Để tạo mầm hoa là chuyển cho cây từ giai đoạn sinh trưởng phát triển lá thân canh sang giai đoạn phát triển hoa quả:

+ Sau khi cây Sầu Riêng đã sinh trưởng đủ bộ lá thì tiến hành chặn đọt đúng cách (lá dày, xanh đậm, gấp đôi chiếc lá có tiếng kêu "tách" do gân lá ) thì tiến hành làm bông:

Miền Tây: Cây đi được 2 - 3 lá.

Tây Nguyên: Cây tơ từ 2 - 3 cơi.

- Dọn sạch đất cỏ dạy quanh cây tạo điều kiện thông thoáng cho đất nhanh khô.

=> Kiểm tra độ PH ( cần cân đối PH trước khi làm bông)

=> BÓN PHÂN chuồng 10 - 20kg hoặc phân nở 5 - 7kg( có thể giảm số lượng và tăng số lần bón, miễn sao đảm bảo đủ hữu cơ trong đất), kết hợp NPK ( vd : NPK 20 - 20 - 15+TE, NPK 20 - 10 -10+ TE, ... )

=> TRÊN LÁ xịt 2 lần sản phẩm có hoạt chất KÍCH BÔNG (ví dụ:Dr Hoa, Lân 86,...) cách nhau 7 ngày.

=> Xịt các sản phẩm có HOẠT CHẤT TRỊ NẤM (ví dụ: Đồng đỏ,...)+ sản phẩm có hoạt tính TRỪ SÂU (ví dụ: tacsodant, pankill,...).

=> tiến hành cắt nước.

Lưu ý :

+ Nên căn thời gian có nắng hạn dài.

+ Nếu canh theo thời điểm thu hoạch thì phủ bạt.

+ Cây cây đang suy thì nên dưỡng lại cây trước khi làm bông.

2. QUY TRÌNH RƯỚC MẮT CUA & ĐỌT

- Lúc cây ra MẮT CUA tới lúc XỔ NHỤY kéo dài từ 1,5 - 2 tháng.

- Nếu thấy mắt cua ra không đều thì xịt tiếp kích bông, cách nhau 5 - 7 ngày. Chú ý nên xịt đậm trong cành và phun kĩ những cành chưa ra, (hàm lượng gấp đôi ghi trên bao bì), ngoài lá nên xịt liều lượng nhẹ và tiếp tục cắt nước.

- Khi cây sầu riêng đã phân hóa đủ, đều mắt cua thì tiến hành gỡ bạt (nếu có), bỏ phân và tưới nước.

=> Khi mắt cua dài từ 1,5 - 3cm tiến hành:

- Bón gốc : bỏ phân hữu cơ (ví dụ: phân chuồng từ 20 - 30kg, phân nở từ 7 - 10kg,...) + NPK từ 200 - 400g (NPK 20-20-10+TE,...).

- Trên lá : phun dòng phân bón lá, tưới gốc (ví dụ : NPK 30 - 10 - 10+ TE) + phân vi lượng

Thực tế thời kỳ này cây cần vi lượng để thúc đẩy mầm hoa.

=> Tiến hành rước đọt :

- Dưới gốc : tạo/kích đọt (ví dụ: Urê, DAP,...) + kích rễ (ví dụ: Humic, Fulvic,...).

- Tưới nước: giảm lượng nước tưới nhưng tưới đều đặn tránh cho cây bị sốc sinh lý khi gặp mưa trái mùa làm rụng hoa rụng trái non.

=> Tiến hành phòng ngừa nấm + sâu gây hại:

- Từ quá trình làm bông tới giai đoạn này cũng khá lâu, nên xử lý vấn đề này.

=> Thời điểm bông dc tầm 40 ngày thì :

- Bộ lá phải đi được 2/3 trở lên để lúc lá già xổ nhụy là vừa đẹp.

- Bón các dòng phân có HÀM LƯỢNG KALI CAO (ví dụ: npk 12 - 12 - 17 + TE,...) để hoa nở đều.

- Phun PBL (ví dụ: canxibo,...) + Phân vi lượng (ví dụ: combi,...). Giai đoạn này cây RẤT CẦN dinh dưỡng và vi lượng để hình thành nhụy và phấn hoa, da hoa xanh.

- Phun thuốc BVTV (ví dụ: antracol, ridomin, alitell,...) để phòng ngừa thán thư...

- Tỉa tất cả những chùm bông đầu cành hoặc sát thân, trên thân, mọc sát nhau, nhú quá sớm.

- Tỉa những vị trí có thể tỉa được mà không ảnh hưởng đến vị trí chủ lực để trái nhé.

- Cây nào ra hoa đầu cành càng nhiều thì càng yếu, nên để ít hoặc thôi kinh doanh (vì cây có sung mới ra trong cành chính nhiều).

3. QUY TRÌNH XỬ LÝ HOA XỔ NHỤY

- Thời điểm hoa sắp xổ nhụy thường có mùi thơm thu hút côn trùng cần chú ý không phun thuốc trừ rầy rệp từ 7 -10 ngày trước khi xả nhụy để côn trùng giúp thụ phấn hoa.

- Thời gian bông xả nhụy từ 16h đến 22h đêm. ( thời gian nhụy chín thì sẽ muộn hơn xổ nhụy sau 1 -2 tiếng)

- Không bón phân, không phun thuốc , GIẢM NƯỚC XUỐNG. ( khoảng 12 ngày trở lên).

4. QUY TRÌNH CHĂM SÓC QUẢ SẦU RIÊNG

- Thời gian từ lúc xả nhị đến thu hoạch kéo dài gần 4 tháng.

- Tỉ lệ trái méo trên thực tế:

+ Monthon có tỉ lệ trái méo cao ( bị méo 5-10%).

+Ri 6 : <5%

+ Musangkinh : < 4%

a) Giai đoạn sau khi xả nhụy trên 10 ngày

- Là thời kỳ rất quan trọng, quyết định năng suất và chất lượng của các vườn sầu riêng trong mỗi vụ.

- Đây là thời điểm quả sầu riêng RẤT DỄ RỤNG:

+ Thiếu dinh dưỡng, thiếu nước cũng rụng.

+ Dư nước, mưa nhiều quá cũng rụng.

+ Nhiệt độ thay đổi đột ngột cũng rụng.

+ Sốc phân thuốc cũng sẽ rụng.

=> Cần QUAN SÁT ĐỘ ẨM của đất

(Cây sầu riêng lúc mang trái rất cần nước. Do vậy, sau khi cây xả nhụy nhất thiết phải theo dõi độ ẩm của đất, để cung cấp nước tưới kịp thời)

b) Sau 12 ngày từ khi xả nhị cần phun (ví dụ: combi,...) + vi lượng (ví dụ:canxibo,...) để tăng cường hình thành quả và hạn chế méo quả.



Hotline: 0913 10 12 78
Zalo: 0913 10 12 78
Facebook messenger